Write For Us

We Are Constantly Looking For Writers And Contributors To Help Us Create Great Content For Our Blog Visitors.

Contribute
Mã hóa thông tin quyết định việc lưu trữ và truy xuất thông tin.
Phương pháp học Tiếng Anh

Mã hóa thông tin quyết định việc lưu trữ và truy xuất thông tin.


Feb 27, 2025    |    0

Mã hóa quyết định việc lưu trữ và truy xuất thông tin.

1. Mã Hóa Thông Tin

Mã hóa thông tin là quá trình chuyển đổi thông tin thành dạng có thể lưu trữ trong não. Có sáu loại mã hóa chính:

- Mã hóa hình ảnh: Ghi nhớ qua hình ảnh.

- Mã hóa âm thanh: Ghi nhớ qua âm thanh, nhịp điệu.

- Mã hóa ý nghĩa: Liên kết thông tin với ngữ nghĩa.

- Mã hóa mở rộng: Kết nối thông tin mới với kiến thức cũ.

- Mã hóa xúc giác: Ghi nhớ qua thao tác tay hoặc cảm giác chạm.

- Mã hóa tổ chức: Sắp xếp thông tin theo nhóm chủ đề.

2. Các Yếu Tố Gây Ảnh Hưởng Tiêu Cực Đến Mã Hóa Ký Ức

Một số yếu tố có thể làm suy giảm khả năng mã hóa và ghi nhớ, bao gồm:

Thiếu ngủ: Giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ. Thiếu ngủ khiến việc mã hóa thông tin trở nên kém hiệu quả, dẫn đến khó nhớ và dễ quên.

Trầm cảm và lo âu: Các vấn đề tâm lý này làm giảm khả năng tập trung, khiến bộ não khó tiếp nhận và xử lý thông tin.

Bệnh Alzheimer.

Đa nhiệm (Multitasking): Làm nhiều việc cùng lúc khiến sự chú ý bị phân tán, dẫn đến việc ghi nhớ kém hiệu quả..

Lạm dụng chất kích thích: Ma túy, rượu, nicotine và cocaine có thể gây tổn thương hệ thần kinh, làm suy giảm quá trình mã hóa trí nhớ.

3. Ứng Dụng Trong Học Ngoại Ngữ

Để học ngoại ngữ hiệu quả, hãy kết hợp nhiều phương pháp mã hóa:

Mã hóa hình ảnh:

Dùng flashcards có hình ảnh để học từ vựng.

Xem phim có phụ đề để liên kết hình ảnh và lời thoại.

Mã hóa âm thanh:

Luyện nghe và nhắc lại từ mới theo giọng bản ngữ.

Học từ mới qua bài hát hoặc podcast.

Mã hóa ý nghĩa:

Đặt câu với từ mới thay vì chỉ học nghĩa đơn lẻ.

Hiểu ngữ cảnh sử dụng từ thay vì học thuộc lòng.

Mã hóa mở rộng:

Liên kết từ mới với từ đã biết. Ví dụ, từ "ocean" (đại dương) có liên quan đến "marine" (thuộc về biển).

Tạo câu chuyện sử dụng các từ vừa học.

Mã hóa xúc giác:

Viết từ vựng bằng tay thay vì chỉ gõ trên máy tính.

Dùng cử chỉ và hành động khi học từ (ví dụ: diễn tả từ "run” bằng cách chạy tại chỗ).

Mã hóa tổ chức:

Nhóm từ vựng theo chủ đề (động vật, thực phẩm, du lịch...).

Sử dụng sơ đồ tư duy để kết nối các từ liên quan.

💡 Mẹo tối ưu:

Kết hợp nhiều phương pháp mã hóa để ghi nhớ lâu hơn.

Tránh các yếu tố tiêu cực như thiếu ngủ, căng thẳng hoặc đa nhiệm khi học.

Tạo thói quen ôn tập định kỳ để củng cố ký ức.

Áp dụng thực tế bằng cách giao tiếp và viết thay vì chỉ học lý thuyết.

🚀 Học đúng cách = Ghi nhớ lâu + Sử dụng thực tế cuộc sống hàng ngày!

4. Tại sao việc học tiếng Anh chưa đạt hiệu quả cao.

💡Hoàn thành bản phân tích bằng cách điền thông tin vào cột bên phải  theo gợi ý ở dưới để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp cho việc học tiếng Anh của con chưa hiệu quả: 

Một số ví dụ về vấn đề học tiếng Anh

Điểm kiểm tra ở trường thấp

Điểm thi chứng chỉ quốc tế thấp

Không giao tiếp tiếng Anh tốt

Vốn từ hạn hẹp

Nghe TV, Youtube đọc báo truyện của người bản xứ không hiểu

Học trước quên sau, học rất lâu mà tiến bộ chậm

Xác định vấn đề trong việc học tiếng Anh (liệt kê các hiện tượng mà PH thấy)

Tìm hiểu nguyên nhân 

Tìm giải pháp tương ứng

Con có tập trung ở trong giờ học? 

  • Có 
  • Không

Làm sao PH biết con tập trung hay không tập trung?

  • Chăm chú
  • Chủ động hỏi giáo viên
  • Tích cực trả lời câu hỏi

Con có biết mã hóa thông tin hiệu quả để chuyển thông tin sang bộ nhớ dài hạn hay không?

  • Không

Làm thế nào PH/HV biết cách mã hóa hiệu quả

  • Có đa dạng cách mã hóa: âm thanh, hình ảnh, cảm xúc, thông tin mà mình đã biết
  • Có thực hành những gì đã học như viết hoặc nói suy nghĩ của mình sử dụng từ, cấu trúc câu đã học


Con có thực hiện lặp đi lặp lại để lưu trữ thông tin trong bộ nhớ lâu dài không?

  • Không

Tần suất và chất lượng thế nào?

  • Có thực hiện hàng ngày hay không
  • Bao nhiêu buổi một tuần
  • Bao nhiêu phút mỗi ngày
  • Lặp đi lặp lại duy trì (chỉ copy lại y chang như nghe, đọc theo, chép lại).
  • Lặp đi lặp lại sâu (ứng dụng vào thực tế qua nghe đọc những gì người bản xứ sử dụng, viết và nói chuyện tiếng Anh hàng ngày, tự làm thẻ từ vựng…)

Các nguyên nhân khác:

  • Lớp học đông con không tập trung
  • Chương trình học chán con không hứng thú
  • Con sợ học tiếng Anh
  • Giáo viên dạy con chỉ dạy một kiến thức hoặc một kỹ năng mà chưa dạy toàn diện
  • Con không hiểu bài



💡Hãy phân tích tại sao khi đọc chúng ta sử dụng từ điển Online để tra nghĩa của từ đó nhưng chỉ 15 phút sau khi từ đó xuất hiện lại chúng ta quên ngay nghĩa và phải tra lại? Có cách nào để nhớ lâu không?

💡Việc học từ vựng bằng cách viết đi viết lại từ 5 đến 10 từ mỗi ngày cho đến khi thuộc lòng là cách học từ vựng rất phổ biến từ thế hệ 7X cho đến ngày nay. Cách học đó có hiệu quả hay không? Có cách nào giúp đạt hiệu quả cao mà không chán?


Đăng ký để được tư vấn và học thử Miễn phí

1. Nhắn tin qua số Zalo 090.227.5812 (Chung), hoặc Facebook: https://www.facebook.com/chunggiupcontuhoc
2. Tham gia nhóm Zalo về phương pháp học: https://zalo.me/g/pyoyam962 

3. Tham gia cộng đồng Facebook về phương pháp học tiếng Anh https://www.facebook.com/groups/GiupcontuhoctiengAnh

4. Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@giupcontuhoctienganh 


Comments